TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA TÂM LINH

CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN CỒN ĐEN – THÁI BÌNH 

Có thể nói, du lịch tâm linh luôn mang đến những giá trị cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người,cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến với KDL Sinh thái Cồn Đen, Quý khách không chỉ được tham quan, trải nghiệm dải Cồn Mờ với biển Cồn Đen màu mỡ, hay cánh Rừng ngập mặn vẫn còn hoang sơ, không gian làng quê, trò chơi dân gian hấp dẫn,… mà còn được trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh truyền thông của người dân ven biển Thái Bình. KDL Cồn Đen có 3 điểm trải nghiệm tâm linh chính gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của vùng Biển nơi đây: Chùa Hải Long, Mộ Cụ Rùa và Đền Thờ Thần Y:

“Nhất chùa, nhị miếu, tam đền

Cầu cho gia thất vững bền thịnh hưng”

Trong đó:

  • Nhất chùa: Chùa Hải Long ở phía bắc Cồn Đen, ngay khu vực hai con tôm, cách không xa cổng vào.
  • Nhị miếu: Miếu thần Kim Quy nằm trong công viên Cồn Đen, vị trí trung tâm của Cồn Đen
  • Tam đền: Đền Thần Y nằm cuối con đường thơ mộng có tên đường Chinh Phục. Phía nam Cồn Đen có lăng mộ và đền thờ của vị thần y.

CHÙA HẢI LONG

Ảnh: Một buổi lễ tổ chức tại Chùa Hải Long, KDL Sinh thái Cồn Đen 

Ở vùng biển Cồn Đen này đã có nhiều ngư dân gặp nạn trên biển, đã tưởng rằng không còn con đường sống nữa lúc biển cả mênh mông sóng to gió lớn. Trong lúc tuyệt vọng bỗng có một cụ Rùa to lớn đến cứu giúp, dìu vào an toàn tại bờ biển Cồn Đen.

Đúng ngày rằm, tháng tư năm Giáp Ngọ (2014), một cụ Rùa có thân hình cực kỳ to lớn, nặng hàng trăm kg, tuổi thọ hàng trăm năm, hiện thân tại bờ biển Cồn Đen, đúng tại vị trí ngôi chùa Hải Long ngày nay. Để đền đáp công ơn cứu sinh của cụ, nhân dân trong vùng cùng cán bộ, nhân viên của KDL Sinh thái Cồn Đen đã hết lòng chăm sóc cụ tại hồ nước trong công viên Cồn Đen.

Song, thiên sứ đã hoàn thành, duyên với thế gian đã mãn, lại cũng đúng ngày rằm tháng tư năm sau (2015), cụ đã quy thần, quy tiên. Trong công viên Cồn Đen, tại nơi trang trọng sát hồ nước cụ từng ở, lăng miếu được xây cất để hương khói thờ phụng, tri ân công đức của cụ.

Ảnh: Cổng vào chùa Hải Long

Ảnh: Lễ dâng hương tại chùa Hải Long

Chính vì lẽ đó chùa Hải Long được xây dựng tại vị trí cụ Rùa – hiện thân của thần Kim Quy về với Cồn Đen. Và ngoài việc thờ chư Phật, chùa Hải Long còn thờ thần Kim Quy, vị thần đã dày công đức với bao đời dân Việt. Chùa Hải Long đang được xây cất khang trang to đẹp hơn để đáp ứng với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng và du khách.

MIẾU THẦN KIM QUY

Điểm tâm linh trang trọng nhất trong công viên KDL Sinh thái Cồn Đen là miếu thần Kim Quy. Hiện thân của thần Kim Quy là cụ Rùa có tuổi thọ hàng trăm năm, đã từng cứu giúp nhiều ngư dân gặp nạn  trên khu vực biển Cồn Đen bao đời nay. Kỳ lạ thay, trước khi quy thần tiên, hoàn thành thiên sứ, cụ Rùa đã về với Cồn Đen tròn một năm kể từ ngày rằm tháng tư năm 2014 đến nằm tháng tư năm 2015.

ĐỀN THỜ THẦN Y

Ngôi đền nằm kề biển Đông bao la, lúc thủy triều lên sóng vỗ chỉ phía trái đền chưa đến 10m, cách mặt trước đền chưa đầy 5 mét. Bên phải đền là rừng phi lao bốn màu xanh tốt. Phía trước cửa đền nhìn về phía nam, là nơi con sông Trà Lý, đổ nước ra biển Đông. Dòng sông có tầm quan trọng bậc nhất của Thái Bình, hội tụ với biển. Vị trí quá đắc địa, nơi giao thoa của đất trời, của rừng, của sông biển.

Được thờ ở ngôi đền này sinh thời là một thầy thuốc hành nghề trị bệnh cứu người, đã không may gặp nạn trên biển và về với vùng biển Cồn Đen đã được người dân chăm lo hậu sự chu đáo.

Mộ phần người thầy thuốc được người dân trong vùng dụng tâm vun đắp, hương khói. Mỗi khi không may mắc bệnh, ngư dân trong vùng đều tìm đến đây cầu nguyện thành kính. Lời cầu nguyện đã nhiều lần được linh ứng. Dần dần những câu chuyện phúc đức may mắn được lan tỏa. Nhiều người dân trong vùng và du khách đã thường xuyên đến đây dâng hương. Không những chỉ cầu nguyện sức khỏe mà còn cầu nguyện cho những chuyến đi biển được bình yên, may mắn, cầu cho sự hanh thông tốt đẹp.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo bà con ngư dân trong vùng, Ban quản lý KDL Sinh thái Cồn Đen đã xây dựng đền thờ thần y ngay cạnh lăng mộ. để việc hương khói được thuận lợi, chu đáo, để những nét đẹp của thuần phong mỹ tục, của văn hóa ứng xử được lưu giữ muôn đời, để sức mạnh nhân nghĩa được lan tỏa đến con cháu mai sau.

MÙA THU – THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ THẦY CÔ / NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH

Mùa thu là thời gian tuyệt vời trong năm để tổ chức các chuyến trải [...]

Cồn Đen (Thái Bình): Vết sẹo hằn sâu sau bão số 3

Sau cơn bão số 3 nhiều địa phương của tỉnh Thái Bình vẫn còn tàn [...]

Chào Thu Cồn Đen – mùa du lịch Cồn Đen đẹp nhất trong năm

Tuy chưa quá nổi bật trong danh sách những điểm đến tại Việt Nam, nhưng [...]

Review chi tiết các Nhà hàng Ẩm thực tại KDL Sinh thái Cồn Đen – Thái Bình

Kdl Sinh thái Cồn Đen ở Thái Bình không chỉ nôi bật với cảnh quan [...]

CỒN ĐEN THÁI BÌNH, ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG DỊP NGHỈ LỄ 2/9

Bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch yên bình và gần gũi với [...]

Cồn Đen vào mùa “BIỂN VÔ CỰC” đẹp nhất năm

Hẳn đã vài lần bạn xuýt xoa trước những bức hình chụp khung cảnh đẹp [...]

1 Comments

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ trị cận thị – Trung tâm CSSK Cồn

Tỷ lệ người bị cận thị ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt [...]